KẾ CM nh 23-24

Lượt xem:


UBND HUYỆN KRÔNG NÔ
TRƯỜNG THCS TT ĐĂK MÂM

Số: 03/KHCM-THCSDM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Đăk Mâm, ngày 15 tháng 9 năm 2023
KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN
NĂM HỌC 2023-2024

Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông;
Căn cứ Quyết định số 971/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đăk Nông về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên,
Căn cứ hướng dẫn số 08/HD-PGDĐT ngày 12/09/2023 của phòng GD-ĐT Krông Nô về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTHCS năm học 2023-2024;
Chuyên môn trường THCS TT Đăk Mâm xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2023-2024 cụ thể như sau:
I. BỐI CẢNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Bối cảnh bên ngoài
1.1. Thời cơ
– Đảng và Nhà nước có chủ trương rõ ràng về việc chỉ đạo thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
– Toàn thể các Bộ, Ban, Ngành đều hiểu được sự cần thiết phải thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông để thay đổi vận mệnh và sự phát triển của quốc gia. Các Bộ đã có những phối hợp để có văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện các điều kiện như xây dựng cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị dạy học; chế độ tiền lương cho giáo viên, chế độ học sinh vùng khó khăn, người dân tộc.
– Chương trình (CT) giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 là chương trình mở, tăng tính chủ động cho nhà trường.
– Sự phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) 4.0 và sự tuyên truyền của các cấp và nhà trường nên xã hội và phụ huynh học sinh (PHHS) nắm bắt được những lộ trình và các điều kiện cần có để đáp ứng thực hiện đổi mới CT GDPT.
– Các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền rất quan tâm đến việc phát triển giáo dục tại địa phương.
– Chính quyền địa phương luôn quan tâm đến các hoạt động giáo dục của nhà trường. Đảm bảo an ninh trật tự trường học, giáo dục an toàn giao thông (ATGT), các hoạt động ngoại khóa – trải nghiệm…
1.2. Nguy cơ
– Học sinh nhà trường phần nhiều là con em gia đình làm nông, khoảng 20% – 30% có điều kiện kinh tế khó khăn, cha mẹ lo làm ăn xa nên không quan tâm và quản lý con em trong việc tự học, tự nghiên cứu bài ở nhà.
– Còn rất nhiều phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc học tập của con em mình, còn khoán trắng cho nhà trường.
– Thiết bị dạy học của nhà trường lâu ngày đã xuống cấp, nhìn chung là chưa thực sự đủ đảm bảo phục vụ cho dạy học.
2. Bối cảnh bên trong
2.1. Điểm mạnh
– Nhà trường có đủ số phòng học đảm bảo mỗi lớp có 01 phòng học riêng, có 08 phòng học bộ môn; có phòng máy tính dành cho học sinh thực hành, có mạng internet, máy chiếu, ti vi thông minh thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý và dạy học.
– Tỷ lệ giáo viên/lớp đảm bảo theo quy định.
– Có 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo (Đại học 99,11%)
– Có 11 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, chiếm 28,95%; Có 24 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh đạt 65,79%, có 3 giáo viên cốt cán được tham gia bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông mới.
– Cán bộ quản lý nhà trường công tác lâu năm có nhiều kinh nghiệm, biết tranh thủ sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp và tập hợp được các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, tạo lập được sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng.
– Đại đa số học sinh ngoan hiền, lễ phép. Có khoảng 95% học sinh có ý thức tốt trong học tập và rèn luyện.
2.2 Điểm yếu
– Một số giáo viên chưa thực sự đổi mới dạy học đáp ứng năng lực, phẩm chất người học.
– Sân chơi bãi tập còn hạn chế, khu vực luyện tập thể dục thể thao còn có những tiêu chí chưa đáp ứng được như yêu cầu.
– Giáo viên tổng phụ trách đội đã lớn tuổi nên một số hoạt động còn hạn chế.
3. Định hướng xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường
3.1. Quy mô số lớp, số học sinh toàn trường năm học 2023-2024
Tên lớp SL SL Nữ Tỉ lệ
(%) Dân Tộc Tỉ lệ
(%) Nữ
Dân tộc Tỉ lệ
(%) Ghi chú
6A1 35 12 34,29 9 25,71 4 11,43
6A2 39 20 51,28 10 25,64 3 7,69
6A3 38 14 36,84 8 21,05 3 7,89
6A4 44 27 61,36 1 2,27 1 2,27
6A5 42 22 52,38 2 4,76 1 2,38
6A6 35 18 51,43 7 20,00 4 11,43
Tổng Cộng Khối 6 233 113 48,50 37 15,88 16 6,87
7A1 39 24 61,54 9 23,08 6 15,38
7A2 45 23 51,11 0 0,00 0 0,00
7A3 37 21 56,76 8 21,62 5 13,51
7A4 45 23 51,11 2 4,44 0 0,00
Tổng Cộng Khối 7 166 91 54,82 19 11,45 11 6,63
8A1 40 26 65,00 0 0,00 0 0,00
8A2 40 14 35,00 3 7,50 2 5,00
8A3 42 23 54,76 7 16,67 5 11,90
8A4 40 17 42,50 11 27,50 5 12,50
Tổng Cộng Khối 8 162 80 49,38 21 12,96 12 7,41
9A1 41 23 56,10 2 4,88 2 4,88
9A2 41 24 58,54 1 2,44 0 0,00
9A3 42 18 42,86 9 21,43 5 11,90
9A4 42 18 42,86 7 16,67 5 11,90
Tổng Cộng Khối 9 166 83 50,00 19 11,45 12 7,23
Tổng Cộng
Toàn Trường 727 367 50,48 96 13,20 51 7,02

3.2. Bố trí phòng học, phòng học bộ môn và các phòng chức năng
Phòng học: Dãy A gồm 4 lớp 9 và 4 lớp 7;
Dãy B gồm 6 lớp 6;
Dãy C gồm 4 lớp 8;
Phòng học bộ môn: Phòng Bộ môn Tin, phòng Bộ môn Vật lý, phòng Bộ môn Hóa, phòng Bộ môn Sinh; phòng Bộ môn Tiếng Anh, phòng Bộ môn Công nghệ, phòng Bộ môn MT, phòng Bộ môn Nhạc,
3.3. Định hướng thực hiện chương trình dạy học:
Khối lớp 6,7,8 (14 lớp): Thực hiện CT GDPT năm 2018 (Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018), không thực hiện dạy học môn tự chọn. Tổ chức dạy học 6 buổi/tuần vào buổi sáng, buổi chiều tổ chức dạy chương trình GD địa phương và bồi dưỡng HSG 3 buổi/tuần các môn Toán, KHTN, Tin, Tiếng Anh, Ngữ văn, LS&ĐL.
Khối lớp 9: Thực hiện CTr GDPT 2006 (Thông tư số 16/2006/TT-BGDĐT ngày 05/5/2006). Tổ chức dạy học 6 buổi/tuần vào buổi sáng, buổi chiều dạy bồi dưỡng 3 buổi/ môn/tuần đối với các môn thi văn hoá cấp Huyện và cấp tỉnh.
3.4. Định hướng tổ chức hoạt động ngoại khóa và trải nghiệm, hướng nghiệp.
3.4.1.Tổ chức hoạt động ngoại khóa.
– Mỗi tuần thực hiện 01 tiết chào cờ và 01 tiết sinh hoạt lớp vào thứ Hai và thứ 7.
– Số tiết còn lại nhà trường tổ chức dạy học trải nghiệm theo một số chủ đề:
*Các tổ chuyên môn đăng ký HĐ ngoại khóa.
TT Nội dung các tổ đăng ký Tổ Phụ trách Đối tượng Thời gian
1 Chủ đề bạo lực học đường, xây dựng tình bạn đẹp Tổ KHTN
Tổ Toán – Tin Học sinh
khối 6,7,8,9 Tháng
10/2023
2 Chủ đề “Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ” Tổ KHXH Học sinh
khối 6,7,8,9 Tháng
12/2023
3 Chủ đề Ngày hội Tiếng Anh: tiếng Anh trong đời sống hàng ngày Tổ Ngoại Ngữ Học sinh
khối 6,7,8,9 Tháng
04/2024
4 Chủ đề Chủ đề phòng chống đuối nước Tổ Năng Khiếu Học sinh
khối 6,7,8,9 Tháng
04/2024
5 Chủ kể chuyện Bác Hồ Tổ Ngữ Văn Học sinh
khối 6,7,8,9 Tháng
05/2024

3.4.2.Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đối với HS khối 6,7,8,9.
– Khối 6 :
Chủ đề 1: Khám phá lứa tuổi và môi trường học tập mới
Chủ đề 2: Chăm sóc cuộc sống cá nhân
Chủ đề 3: Xây dựng tình bạn, tình thầy trò
Chủ đề 4: Nuôi dưỡng quan hệ gia đình
Chủ đề 5: Kiểm soát chi tiêu
Chủ đề 6: Xây dựng cộng đồng văn minh, thân thiện
Chủ đề 7: Tìm hiểu nghề truyền thống ở việt Nam
Chủ đề 8: Phòng tránh thiên tai và giảm thiểu biến đổi khí hậu
Chủ đề 9: Tôn trọng người lao động
– Khối 7 :
Chủ đề 1. Rèn luyện thói quen.
Chủ đề 2. Rèn luyện sự kiên trì và chăm chỉ.
Chủ đề 3. Hợp tác thực hiện nhiệm vụ chung.
Chủ đề 4. Chia sẻ trách nhiệm trong gia đình.
Chủ đề 5. Chi tiêu có kế hoạch.
Chủ đề 6. Sống hòa hợp trong cộng đồng.
Chủ đề 7. Góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
Chủ đề 8. Tìm hiểu các nghề ở địa phương.
Chủ đề 9. Tìm hiểu các năng lực và phẩm chất cần có ở người lao động.
– Khối 8 :
Chủ đề 1: Khám phá một số đặc điểm của bản thân
Chủ đề 2: Thể hiện trách nhiệm với bản thân và mọi người
Chủ đề 3: Xây dựng tình bạn thân thiện
Chủ đề 4: Sống hoà hợp trong gia đình
Chủ đề 5: Làm quen với kinh doanh
Chủ đề 6: Tham gia hoạt động phát triển cộng đồng
Chủ đề 7: Truyền thông phòng tránh thiên tai
Chủ đề 8: Tìm hiểu nghề trong xã hội hiện đại
Chủ đề 9: Xây dựng kế hoạch học tập theo hứng thú nghề nghiệp
– Khối 9 : Hoạt động hướng nghiệp: Thời lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp được bố trí 9 tiết/năm học (đối với lớp 9). Nhà trường căn cứ vào điều kiện thực tế của đơn vị để lựa chọn hình thức tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục phù hợp, đảm bảo đủ thời lượng, đúng chủ đề và có chất lượng tốt, triển khai có hiệu quả chương trình hướng nghiệp cho học sinh lớp 9, chú trọng việc tư vấn lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh theo Quyết định 1521/QĐ-UBND ngày 13/8/2018 của UBND huyện Krông Nô ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn huyện.
3.5. Định hướng thực hiện nội dung giáo dục địa phương cho học sinh khối 6,7,8:
Tổ chức dạy học chương trình giáo dục địa phương 1 tiết/tuần theo PPCT của Đăk Nông.
Hình thức tổ chức dạy học: Dạy học trên lớp, dạy học trải nghiệm.
Nội dung: Dạy những vấn đề cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương Đăk Nông
Tài liệu dạy học: Sử dụng tài liệu của tỉnh Đăk Nông biên soạn.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC CỦA NHÀ TRƯỜNG
1. Mục tiêu chung
Sau khi học xong cấp THCS học sinh có đủ phẩm chất và năng lực quy định tại chương trình giáo dục bậc học, học sinh biết điểu chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kỷ năng nền tảng, có hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
Năm học 2023 – 2024 trường THCS TT Đăk Mâm tiếp tục duy trì chuẩn kiểm định chất lượng ở mức 3, đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 2, xây dựng môi trường giáo dục chuyên nghiệp, chất lượng, cảnh quang trường học đẹp, xứng đáng thuộc tốp 1 những đơn vị về chất lượng giáo dục của cấp THCS huyện Krông Nô.
2. Mục tiêu cụ thể.
2.1. Đối với Giáo viên:
– Xếp loại CMNV giáo viên: Tổng số 35 GV, Trong đó Biệt phái 02; nghỉ sinh 01.
Tốt: 32/33 tỉ lệ 97%; Khá 01/33 tỉ lệ 3%
– Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Giáo viên xếp loại Tốt: 32/33 tỉ lệ 97%; Khá: 01/33 tỉ lệ 03%; Đạt:0
– Giáo viên dạy giỏi các cấp
Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 4/4 đồng chí, tỉ lệ 100 % trở lên.
– Giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp:
GVCN giỏi cấp Huyện: 4/4 tỉ lệ 100% (Tính tỷ lệ theo SL GV tham gia)
– Xếp loại hồ sơ chuyên môn:
Hồ sơ XL tốt: 31/33 tỉ lệ 94%;
Hồ sơ XL khá: 2/33 tỉ lệ 06%;
Không có GV có hồ sơ XL trung bình.

2.2. Đối với học sinh:
2.2.1. Đối với học sinh lớp 6, 7,8 thực hiện CT GDPT 2018, kết quả đạt được:
a.Về học tập.
Tốt: 29% trở lên (Năm học 2022 – 2023 là 28,66%)
Khá: 42% trở lên (Năm học 2022 – 2023 là 41,16%)
Đạt: 28% trở lên (Năm học 2022 – 2023 là 27,74%)
Chưa đạt: 1% trở xuống (Năm học 2022 – 2023 là 2,44%)
b.Về rèn luện.
Tốt: 94% trở lên (Năm học 2022 – 2023 là 93,6%)
Khá: Khoảng 5,7% đến 6% (Năm học 2022 – 2023 là 6,1%)
Đạt: 0,3 % trở xuống (Năm học 2022 – 2023 là 0,3%)
Chưa đạt:00

2.2.2. Đối với các lớp 9 thực hiện CT GDPT 2006.
+ Đảm bảo 100% học sinh trong độ tuổi ra lớp, không có học sinh bỏ học giữa chừng.
+ Học sinh xếp loại về HK: Tốt 97% trở lên (Năm học 2022 – 2023 là 96,97%)
Khá 3% trở xuống(Năm học 2022 – 2023 là 93,6%);
TB 00% (Năm học 2022 – 2023 là 00%).
+ Học sinh xếp loại về Học lực:
Tốt 20% trở lên (Năm học 2022 – 2023 là 20%)
Khá 40% trở lên (Năm học 2022 – 2023 là 40%);
TB 39 % trở lên (Năm học 2022 – 2023 là 38,79%).
Yếu 00 % trở lên (Năm học 2022 – 2023 là 1,21%).
+ 100% học sinh lớp 9 TN THCS (Năm học 2022 – 2023 là 100%).
+ Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp lên THPT đạt 90%, học nghề đạt 5%.
+ Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp: Huy động từ 90% trở lên học sinh tham gia và đạt kết quả khá, tốt.
+ Chất lượng mũi nhọn.
Học sinh giỏi cấp huyện K8,9 về văn hóa ít nhất: 52 giải trở lên (nh 22-23 là 52 giải, trong đó K8 là 23 giải, K9 là 29 giải).
Học sinh giỏi cấp Tỉnh K9 về văn hóa: 12 giải trở lên (nh 22-23 là 12 giải và phấn đấu phải có giải nhất cấp tỉnh).
Học sinh giỏi cấp huyện về TD: 60 em.
Học sinh giỏi cấp Tỉnh về TD: 15 em..
Học sinh giỏi cấp Quốc gia: 11 giải trở lên ( thi trên mạng – nh 22-23 là 11 giải trong đó Vio 10, Ioe 01)..
Thi Hùng Biện Tiếng Anh: Cấp Huyện đạt 19 giải trở lên (nh 22-23 đạt 19 giải cấp Huyện)
Cấp Tỉnh đạt 18 giải trở lên (nh 22-23 đạt 18 giải cấp Tỉnh)
Thi KHKT: Đạt 05 giải, và có 01 SP đi tỉnh (nh 22-23 đạt 05 giải cấp Huyện)
Thi STTTN: Đạt 02 giải, và có 01 SP đi tỉnh (nh 22-23 đạt 01 giải cấp Tỉnh)
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
1. Hoạt động chính khóa.
– Học kỳ I: Tất các môn thực hiện 18 tuần thực học.
– Học kỳII: Tất các môn thực hiện 17 tuần thực học.
2. Hoạt động trải nghiệm
2.1. Đối với lớp 6,7,8. Thực hiện theo các chủ đề trong PPCT.
2.2. Đối với khối lớp 9
Một số chủ đề trải nghiệm, hướng nghiệp định hướng triển khai:
Tháng 9/2023: Chủ đề “An toàn giao thông và phòng chống ma túy học đường. Hình thức tổ chức: Sân khấu hóa, phối hợp với Đội CSGT huyện Krông Nô tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ
Tháng 10/2023: Chủ đề “Chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20 – 10”, hình thức kể về mẹ thông qua việc làm video (những điều mẹ chưa kể) và tuyên truyền công tác bình đẳng giới
Tháng 11/2023: Chủ đề “Tôn sư trọng đạo”. Hình thức tổ chức: Múa hát chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11, trường hợp không tổ chức trực tiếp trên quy mô toàn trường thì tổ chức theo hình thức khác như thi báo tường, vẽ tranh, sáng tác thiệp…
Tháng 12/2023: Chủ đề “Anh bộ đội cụ Hồ”. Hình thức tổ chức: Học sinh nghe các bác cụ chiến binh nói chuyện về Anh bộ đội cụ Hồ
Tháng 3/2024: Tổ chức buổi sinh hoạt “Tiến bước lên đoàn” chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Tháng 42024: Chủ đề “Ngày hội đọc sách”. Hình thức tổ chức: Thi kể chuyện theo sách
3. Các hoạt động giáo dục khác
3.1. Bồi dưỡng học sinh giỏi Bồi dưỡng học sinh giỏi
Đầu năm nhà trường tổ chức cho GVBM chọn đội tuyển học sinh giỏi các khối lớp 8,9. Tổ chức bồi dưỡng tham để lựa chọn và thành lập đội tuyển tham gia dự thi cấp huyện, tỉnh.
Khối lớp 6,7 gồm các bộ môn: Toán, KHTN, Ngữ văn, Tiếng Anh. Phân công giáo viên có năng lực, kinh nghiệm phụ trách công tác bồi dưỡng để tham gia thi cấp trường.
Các môn thi trên mạng: Nhà trường đã đôn đốc, động viên, có kế hoạch ngay từ đầu năm đê các em có hào hứng tham gia.
3.2. Dạy học ngoại ngữ
– Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch 631/KH-UBNDngày 29/11/2018 của UBND tỉnh về việc triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2018-2025.
– Tích cực triển khai các giải pháp, hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực giáo viên về trình độ tiếng Anh và phương pháp giảng dạy, nghiệp vụ sư phạm. Đảm bảo việc duy trì nối tiếp thực hiện chương trình 10 năm ở các lớp học kế tiếp; học sinh đã hoàn thành chương trình tiếng Anh 10 năm ở lớp 5 tiếp tục học chương trình tiếng Anh 10 năm ở trường THCS.
– Tích cực xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ. Tổ chức cuộc thi hùng biện tiếng Anh ở cấp trường, chọn học sinh chọn học sinh tham gia thi hùng biện tiếng Anh ở huyện, cấp tỉnh; phát động học sinh tham gia các vòng thi violimpic Tiếng Anh (IOE). Tiếp tục triển khai hoạt động sử dụng tiếng Anh trong sinh hoạt tổ chuyên môn giáo viên tiếng Anh theo công văn số 1485/SGDĐT-GDTrH ngày 17/8/2017 của Sở GDĐT về việc sử dụng tiếng Anh trong sinh hoạt tổ chuyên môn ngoại ngữ các trường phổ thông. Tiếp tục tổ chức các hoạt động sinh hoạt hội thảo, ngoại khóa tiếng Anh cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh trong nhà trường.
– Tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh theo Công văn số 5333/BGDĐT-GDTrH ngày 29/9/2014 của Bộ GDĐT về việc triển khai kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn tiếng Anh cấp trung học từ năm học 2014-2015 và Công văn số 3333/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2016 về việc định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông từ năm học 2015-2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tích cực vận dụng hình thức kiểm tra thực hành trong quá trình dạy học ngoại ngữ theo hướng cho học sinh trình bày chủ đề mở, phù hợp điều kiện thực tiễn và đặc điểm tâm lý, năng lực của người học. Đặc biệt các trường THCS phải đưa ra các giải pháp phù hợp để ôn tập và rèn luyện kỹ năng làm bài thi định kỳ nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh.
– Bổ sung, khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả phòng học ngoại ngữ đã được trang bị. Tiếp tục xây dựng trường học đổi mới dạy học ngoại ngữ.
3.3. Phụ đạo học sinh yếu kém
– Yêu cầu giáo viên lập danh sách đối với ba môn Toán, Tiếng anh, Ngữ văn trên cơ sở đó Phó hiệu trưởng phân công giáo viên có khả năng và kiên trì, nhiệt tình phụ trách phụ đạo và được tính trong việc tinh giảm tiết dạy
– Các môn khác có HS yếu sẽ phụ đạo ngay trong giờ dạy và bổ sung thêm một số buổi theo Kế hoạch phụ đạo của chuyên môn.
4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá
– Tiếp tục đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá chú trọng phẩm chất và năng lực của học sinh
– Đảm bảo việc kiểm tra đánh giá theo đúng quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với lớp 6,7; Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT và Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT với khối 8,9. Trong đó chú trọng định mức số con điểm tối đa theo quy định.
Thời gian kiểm tra, đánh giá giữa, cuối học kỳ theo khung thời gian kế hoạch năm học và tại PPCT của từng môn.
Lưu ý: Đối với các bộ môn: Thể dục, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm, Giáo dục địa phương được đánh giá bằng nhận xét: Đạt hoặc Chưa đạt. Đối với các bộ môn còn lại kết hợp giữa điểm số và nhận xét.
– Thời lượng các tiết kiểm tra, đánh giá:
+ Đối với lớp 6,7,8: Căn cứ quy định theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Kiểm tra với thời lượng 90 phút gồm các môn: Ngữ văn;Toán;Tiếng Anh; Lịch sử và địa lý; Khoa học tự nhiên
Kiểm tra với thời lượng 45 phút gồm các môn: Giáo dục công dân;Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Giáo dục địa phương.
+ Đối với lớp 9: Áp dụng theo Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ngày 27/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Kiểm tra với thời lượng 90 phút gồm các môn: Ngữ văn; Toán;
Kiểm tra với thời lượng 45 phút gồm các môn còn lại.
4. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học
Các tổ chuyên môn chủ động nghiên cứu và đổi mới hình thức tổ chức dạy học theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo để lựa chọn giáo viên của tổ mình, đào tạo, bội dưỡng đề cử cho nhà trường để thành lập đội tuyển dự thi GVDG cấp Huyện, cấp Tỉnh, năm học 2023-2024.
– Vào các ngày lễ lớn trong năm, nhà trường phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, chỉ đạo Đội TNTP Hồ Chí Minh tổ chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt động góp phần phát triển năng lực học sinh như: Văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; các hội thi năng khiếu; các hoạt động giao lưu, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lývà nội dung học tập của học sinh THCS, phát huy sự chủ động và sáng tạo; tăng cường tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới…

IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Tăng cường kiểm tra hồ sơ của giáo viên theo định kỳ hàng tháng và được quy định như sau: các Tổ trưởng kiểm tra hồ sơ giáo viên mỗi tháng 1 lần, BGH kiểm tra hồ sơ giáo viên một học kỳ 1 lần/1GV
Thực hiện tốt sự phối hợp giữa BGH và BCH công đoàn trong công tác kiểm tra thường xuyên nhằm đánh giá chính xác và phân loại giáo viên theo qui định.
Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, tổ chức dạy phụ đạo học sinh yếu kém để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
Công tác chủ nhiệm: quan tâm hơn nữa đối với học sinh cá biệt, học sinh bỏ học, bằng mọi hình thức như: nhắc nhở, gặp phụ huynh học sinh, động viên.v.v…..giúp các em nhận thức tốt trong việc học tập của mình, tăng cường giáo dục đạo đức của học sinh
Trong các kỳ sinh hoạt tổ chuyên môn, Tổ chuyên môn cần bám sát nội dung chỉ đạo của HTr nhà trường, của chuyên môn nhà trường để đưa ra giải pháp phù hợp với tổ của mình đồng thời tham mưu tốt với chuyên môn nhà trường.

Trên đây là kế hoạch giáo dục của bộ phận chuyên môn trường THCS TT Đăk Mâm thực hiện trong năm học 2023 – 2024. Lãnh đạo nhà trường yêu cầu các tổ chuyên môn, các đồng chí giáo viên cụ thể hóa bằng kế hoạch cá nhân và nghiêm túc thực hiện kế hoạch này./.

Nơi nhận:
– Hiệu Trưởng (Chỉ đạo);
– Các P. HTr (tổ chức th/h);
– Các tổ CM (th/h);
– GV (th/h)
– Website trường;
– Lưu hồ sơ chuyên môn.

DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG

P. HIỆU TRƯỞNG

Trịnh Huy Liêm